Biến chứng của bệnh táo bón lâu ngày ở trẻ?
Chuyên gia trả lời:
Nứt kẽ hậu môn
Táo bón nặng ở trẻ làm phân cứng hơn, trẻ sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, từ đó sẽ có nguy cơ gây nứt hay rách ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn gây nhiều đau đớn, khó chịu, chảy máu… mỗi khi trẻ đi vệ sinh.
Tắc ruột
Nếu trong đại tràng phải tích trữ lâu ngày một lượng lớn các khối phân rắn sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Khi trẻ có các biểu hiện đau bụng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn, mẹ nên nghĩ ngay đến con có thể bị tắc ruột, cần đưa con đi khám ở cơ sở y tế uy tín.
Bệnh trĩ
Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất khi trẻ bị táo bón nặng. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Lâu dần gây nên bệnh trĩ, sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa nhi, BV Bạch Mai: “Thông thường, táo bón ở trẻ em hay bị tái đi tái lại. Tuy triệu chứng không nguy hiểm nhưng chữa lại rất khó. Những bé bị táo bón kéo dài vài tuần lễ được gọi là táo bón mạn tính và việc kiểm soát có thể bao gồm làm sạch đại trực tràng , kết hợp những thay đổi về ăn uống, chế độ sinh hoạt”.